Trà Hoa Cúc Loại Nào Tốt? Top 10 Loại Hoa Cúc Làm Trà Ngon Nhất

Trà hoa cúc là một trong những loại trà thảo mộc phổ biến nhất hiện nay với hương vị thơm ngon, mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu cùng những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe là khả năng thanh nhiệt, mát gan, giải trừ độc tố, đẹp da, nâng cao miễn dịch,…

Các phân loại của trà hoa cúc khô cũng rất đa dạng về thành phần, màu sắc, hương vị, hình dáng hay những giá trị lợi ích với sức khỏe con người. Nhưng cũng chính bởi có quá nhiều sự lựa chọn mà đôi khi việc nên uống loại trà hoa cúc nào hay băn khoăn trà hoa cúc loại nào tốt đã trở thành một thắc mắc chung của rất nhiều người. 

cac-loai-tra-hoa-cuc
Trà hoa cúc thảo mộc là một trong những thức trà dành cho sức khoẻ rất phổ biến hiện nay

Nắm bắt được tình trạng đó, trong bài viết này, Huyền Hà Shop sẽ gợi ý cho bạn Các Loại Hoa Cúc Làm Trà Tốt Nhất mà bạn không nên bỏ qua. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Trà hoàng cúc

Hoàng cúc hay cúc vàng là loại hoa quen thuộc được trồng phổ biến trên nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Bông cúc dạng tròn, cánh hoa dày và khá lớn, màu vàng tươi. Người ta thường sử dụng hoàng cúc trong nhiều hoạt động như trang trí nhà cửa, sáng tạo nghệ thuật, pha trà,…. Trà hoa cúc vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nâng cao sức đề kháng và giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông rất hiệu quả.

Trà hoa hoàng cúc sấy lạnh.

2. Trà bạch cúc

Có hình dáng tương tự như hoàng cúc nhưng mang một màu trắng ngà tinh khôi lạ mắt. Thời gian đầu khi chưa phổ biến. Hoa bạch cúc chỉ được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng. Sau này, người ta trồng và nhân giống hoa rộng rãi ở nhiều địa phương khác trên toàn quốc. Trà pha từ hoa bạch cúc khô cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ như thư giãn thần kinh, điều hòa huyết áp, kháng viêm, chống khuẩn, cải thiện tiêu hoá,…

tra-hoa-bach-cuc (1)
Trà hoa bạch cúc.

3. Trà hoa kim cúc (Cúc chi)

Một trong các loại hoa cúc làm trà khác cũng được rất nhiều người yêu thích đó là Trà hoa kim cúc hay còn gọi là Cúc chi, Cúc tiến vua,… Đây là dòng cúc có kích thước khá nhỏ. Cánh hoa mỏng, nhẹ, đan xen vào nhau. Trà cúc chi khi pha có màu vàng trong đẹp mắt. Hương thơm nhẹ nhàng, vị ngọt thanh tự nhiên rất dễ uống. Bạn có thể tham khảo bổ sung loại trà hoa này vào thực đơn đồ uống mỗi ngày của mình nhé!

tra-hoa-kim-cuc
Trà hoa kim cúc (Cúc chi).

4. Trà hoa cúc kim cương (Cúc nụ)

Hoa cúc nụ hay còn gọi là Cúc kim cương được thu hái và chế biến từ khi còn là nụ hoa bao tử. Hình dáng của loại trà hoa này khá khác so với những dòng hoa cúc thông thường. Cánh hoa nhỏ nhắn, chụm lại còn chưa bung nở hết. Màu sắc của hoa pha lẫn chút xanh non của đế lá vẫn chưa già hẳn. Cũng bởi vậy mà trà sau khi pha có màu vàng trong nhạt hơn, tinh khiết nhưng hương vị vẫn đậm đà không thua kém bất kỳ loại trà hoa thảo mộc nào. 

tra-hoa-cuc-kim-cuong
Trà hoa cúc kim cương hay còn được gọi là Trà hoa cúc nụ

5. Trà hoa cúc đại đoá

Cúc đại đóa là dòng hoa mọc đơn. Thường mỗi cành chỉ có 1-2 bông nên kích thước của bông khá lớn. Cánh của hoa dài, hình dáng thuôn, mọc xen kẽ. Khi pha trà, dưới sự tác động của hơi nước có nhiệt độ cao. Những cánh hoa ấy dần dần bung tỏa và ngào ngạt hương thơm thanh mát. Không chỉ giúp thư giãn tinh thần, nó còn có tác dụng rất lớn đến hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hỗ trợ quá trình thanh lọc và bảo vệ chức năng của lá gan.

6. Trà hoa cúc La Mã

Loài hoa có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất La Mã cổ đại xa xôi này cũng là một gợi ý “sáng giá” cho câu hỏi “Trà hoa cúc loại nào tốt?” hiện nay. Hoa cúc La Mã có nhuỵ vàng mịn, cánh màu trắng nhỏ và khá thưa. Dòng hoa này sau khi đã được sấy khô. Trải qua rất nhiều các công đoạn chế biến khác nhau vẫn lưu giữ được hương thơm cũng như mùi vị thanh mát đặc trưng của nguyên liệu tươi ban đầu. Khi mới uống trà, bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi hơi đắng nhẹ nhưng ngọt hậu. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hoá và nâng cao sức khoẻ tổng thể nhanh chóng.

7. Trà hoa cúc bách nhật

Trà hoa cúc bách nhật, hay còn được gọi là Thiên nhật. Khác hoàn toàn với vẻ vàng tươi thường thấy của hoa cúc. Loài cúc bách nhật này mang một màu hồng tím rất đặc trưng nên khó có thể bị nhầm lẫn với các dòng hoa khác cùng họ. Hơn thế nữa, thành thần dưỡng chất được tìm thấy trong mỗi bông hoa cũng vô cùng dồi dào và phong phú. Vậy nên nếu bạn muốn đa dạng cho thực đơn hàng ngày của mình thêm màu sắc thì hãy lưu ngay trà hoa cúc bách nhật vào nhé! 

tra-hoa-cuc-bach-nhat
Trà hoa cúc tím bách nhật với rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

8. Trà hoa cúc Himalaya

Cái tên tiếp theo có trong danh sách các loại trà hoa cúc tốt nhất hiện nay là dòng hoa Himalaya được trồng và thu hoạch trên dãy núi Himalaya của Ấn Độ. Những bông hoa sinh sôi và phát triển ở độ cao gần 4000m, khí hậu khắc nghiệt, nhiều gió và thường xuyên có tuyết rơi. Bởi vậy, hình dáng của chúng cũng có chút khác biệt. Với nụ hoa màu nâu đậm, cánh ít, mỏng và thưa. Tuy nhiên, các công dụng của trà hoa Himalaya với sức khỏe đã được chứng minh không hề thua kém bất kỳ loài cúc phổ biến hay loại trà thảo mộc nào khác trên thị trường.

Tra-Hoa-Cuc-Himalaya.jpg
Trà hoa cúc Himalaya sấy lạnh

9. Trà hoa cúc hàm hương

Là một dòng hoa thuộc nhánh nhỏ của hoàng cúc. Bởi vậy nên cúc hàm hương có hình dáng tương tự nhưng cánh mỏng, thưa và nhạt màu hơn. Theo Đông Y, loài cúc này có vị ngọt nhẹ, hơi chát. Mùi thơm lan tỏa mạnh tạo cảm giác thư thái sảng khoái khi thưởng thức. Trước đây người ta thường ít nghe nói tới trà cúc hàm hương nhưng hiện giờ nó cũng đã trở nên phổ biến và được rất nhiều người. Đặc biệt là những người đam mê trà đạo quan tâm tìm hiểu và thường xuyên sử dụng.

tra-hoa-cuc-ham-huong
Trà hoa cúc hàm hương

10. Trà hoa cúc kim tiền

Cúc kim tiền hay còn gọi là Calendula, cũng là một trong những loại hoa có thể được dùng để điều chế thành trà thảo mộc. Hoa cúc kim tiền nguyên bản thường có màu vàng cam, nhuỵ màu nâu đậm, cánh hoa thuôn dài xen kẽ. Theo ghi nhận, uống trà cúc kim tiền thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa virus, thanh lọc độc tố và làm đẹp da rất hiệu quả.

Tra-hoa-cuc-kim-tien.jpg
Trà cúc kim tiền với màu vàng cam bắt mắt

11. Trà cúc đường phèn mật ong

Cuối cùng, một cái tên khá đặc biệt trong danh sách các loại trà hoa cúc tốt cho sức khỏe đó chính là viên hoa cúc đường phèn mật ong. Giống như tên gọi, trà cúc viên đường được kết hợp từ 2 nguyên liệu chính là hoàng cúc khô và đường phèn mật ong cô đọng lại ở dạng viên. Trà cúc đường có vị ngọt đậm đà, ít gắt, ít đắng. Có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi với công dụng an thần, ngủ ngon. Giữ ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh cho bạn nữ,…

vien-hoa-cuc-duong-phen
Trà hoa cúc đường phèn cô đọng cùng mật ong là thức trà rất tốt cho sức khoẻ

Trên đây là 11 các loại trà hoa cúc trên thị trường mà Huyền Hà Shop muốn chia sẻ tới bạn. Uống trà thảo mộc để mang lại kết quả cao không chỉ dựa vào việc chọn loại trà thích hợp với bản thân mà còn nên biết cách dùng và sử dụng chúng sao cho khoa học nhất bạn nhé!

Xem thêm: Cập nhật Danh sách các loại trà thảo mộc thơm ngon dễ dùng tốt cho sức khoẻ 2023

Một số lưu ý để sử dụng các loại trà hoa cúc đạt hiệu quả cao

1. Nên uống trà hoa cúc khi nào?

Buổi sáng là thời điểm mà cơ thể cần được bổ sung nước và năng lượng nhiều nhất. Đồng thời đây cũng là lúc mà tinh thần phải được thư thái để nâng cao sự tập trung. Gia tăng hiệu quả công việc tối đa.

2. Không nên uống trà khi đói hoặc quá no

Sử dụng trà khi đói dễ gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp. Ngược lại, uống trà ngay khi vừa ăn xong sẽ khiến cơ thể bị quá tải lượng dinh dưỡng phải hấp thu. Vì vậy, cách tốt nhất là uống vào giữa các buổi trong ngày. Sau bữa ăn 30 phút tới 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 45 phút.

3. Uống trà hoa cúc kiêng gì?

Trà hoa cúc có tác dụng điều hoà huyết áp tự nhiên. Bởi vậy, nên hạn chế sử dụng các loại thuốc tăng giảm huyết áp trong thời gian uống trà để tránh gây nên hiện tượng rối loạn và các triệu chứng không mong muốn khác.

4. Trà hoa cúc trắng hay vàng tốt hơn?

Khi mới bắt đầu tìm hiểu về trà thảo mộc chắc hẳn đã có không ít người thắc mắc về câu hỏi này. Trên thực tế, cả trà hoa cúc trắng và trà hoa cúc vàng đều có những công dụng chung như giúp thư giãn, ổn định tinh thần, nâng cao sức đề kháng tổng thể,…. Tuy nhiên, trà hoa cúc trắng sẽ thiên nhiều về khả năng thanh nhiệt và thải độc. Còn trà hoa cúc vàng lại được ưa chuộng hơn trong việc kháng khuẩn, trừ viêm, ngăn ngừa kích ứng da,… Vì vậy, tùy vào nhu cầu và tình trạng riêng của bản thân hãy lựa chọn cho mình loại hoa cúc nào làm trà tốt nhất nhé!

tra-hoa-cuc-trang-hay-vang-tot-hon

5. Có nên uống trà hoa cúc mỗi ngày?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà trà hoa cúc mang lại cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên uống trà hoa cúc mỗi ngày với một liều lượng hợp lý. Tuân thủ cách dùng đúng. Tránh lạm dụng để sớm đạt được những chuyển biến tích cực cho cơ thể nhé!

6. Bảo quản trà đúng cách

Trà khô khi chưa dùng tới nên được để trong túi zip, lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa có nắp đậy kín. Đặt ở nơi khô thoáng. Tránh ẩm mốc, sâu bọ hay ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Thời hạn lưu trữ trà tối đa từ 9-12 tháng tuỳ vào điều kiện và cách bảo quản. Tuyệt đối không tiếp tục uống trà khi thấy hoa có dấu hiệu bị nấm mốc, gãy vụn, mùi vị lạ,….

mua-tra-hoa-cuc-bach-nhat-o-dau
Quy cách đóng gói và bảo quản các loại trà hoa cúc đạt tiêu chuẩn

Với những thông tin về các loại trà hoa cúc tốt cho sức khoẻ mà Huyền Hà vừa chia sẻ phía trên. Như vậy, sẽ không thật sự có câu trả lời cho câu hỏi trà hoa cúc loại nào tốt nhất. Bởi mỗi loài hoa, mỗi vị trà sẽ có những đặc điểm, dược tính và lợi ích riêng. Hãy lắng nghe cơ thể mình. Hiểu rõ những vấn đề mà sức khỏe đang gặp phải để có được một lựa chọn phù hợp và chính xác nhất.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công!